.label-new.menu-item > a:after{content:"New";}.label-hot.menu-item > a:after{content:"Hot";}.label-sale.menu-item > a:after{content:"Sale";}.label-popular.menu-item > a:after{content:"Popular";}

Bulong là gì – Khái niệm – Phân loại – Ứng dụng bulong trong cuộc sống

Bulong là gì – khái niệm – phân loại – ứng dụng bulong

bulong-la-gi-khai-niem-phan-loai-ung-dung-bulong

I. Khái Niệm

   Bulong (boulon, bu lông) là một sản phẩm cơ khí, có hình dạng thanh trụ tròn, tiện ren, được thiết kế để sử dụng kết hợp với đai ốc (ecrou), có thể tháo lắp hay hiệu chỉnh khi cần thiết.

  Bulong được sử dụng để lắp ráp, liên kết, ghép nối các chi tiết thành hệ thống khối, khung giàn. Nguyên lý làm việc của bu lông là dựa vào sự ma sát giữa các vòng ren của bulong và đai ốc(ê cu) để kẹp chặt các chi tiết lại với nhau.

  Đầu bulong có nhiều hình dạng khác nhau: hình tròn; hình vuông; 6 cạnh (lục giác) ngoài, hoặc trong (lục giác chìm); 8 cạnh (bát giác); hoặc hình khác. Tuy nhiên dạng 6 cạnh được sử dụng nhiều hơn cả do đặc tính mỹ thuật, sự tiện lợi trong quá trình sản xuất và sử dụng.

II. Phân loại

 Bulong có nhiều loại và kích thước khác nhau tùy thuộc vào mục đích hay điều kiện làm việc. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, cường độ hay môi trường làm việc mà bu long được sản xuất bằng vật liệu khác nhau: đồng (Copper)(bulong đồng); thép cacbon thường(bulong thường-bulong cường độ thấp); thép cabon chất lượng cao, thép hợp kim(C35, C45, 38CrA, 30CrMnCA, 40CrNiMnA, …)(bulong cường độ cao, bulong chịu lực); thép không gỉ (bulong INOX )…

Để hiểu rõ hơn về cách thức phân loại bulong, chúng tôi xin đưa ra các phương thức phân loại bu long như sau:

1, Phân loại theo vật liệu chế tạo:

Theo vật liệu chế tạo, bulong được chia thành 3 loại

 – Bulong chế tạo từ thép cacbon thường, thép hợp kim. Loại này có thể chia ra hai loại:

   + Bulông phải qua xử lý nhiệt: bu lông cường độ cao: bulong cấp bền 8.8, 10.9; 12.9. Bulông loại này được sản xuất bằng vật liệu thép hợp kim có cấp bền tương đương hoặc vật liệu có cấp bền thấp hơn rồi sau đó thông qua xử lý nhiệt luyện để đạt cấp bền sản phẩm theo yêu cầu.

   + Bulông không qua xử lý nhiệt: chủ yếu là bulong thường hoặc các bu lông có cường độ thấp. Bulông loại này được sản xuất từ vật liệu thép có cơ tính tương đương và sau khi gia công, bulong không cần xử lý nhiệt: Bulong cấp bền 4.8; 5.6; 6.6

Bolt

   – Bulong được chế tạo từ thép không gỉ hay bu lông Inox. Đây là loại bu lông có khả năng chống ăn mòn hóa học hay ăn mòn điện hóa từ môi trường. Thông thường, người ta sử dụng vật liệu INOX 201, INOX 304, INOX 316, INOX 316L để sản xuất.

   – Bulong được chế tạo từ các kim loại màu, hợp kim màu: Đồng, nhôm, kẽm. Loại bu lông này được sản xuất từ chủ yểu để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp đặc thù: ngành điện, chế tạo máy bay, sản xuất và xử lý nước…

 Cách phân loại này phụ thuộc vào thành phần hóa học, cơ tính, khả năng nhiệt luyện, khả năng chịu ăn mòn hóa học của bu lông, điều này liên quan trực tiếp đến tính chất cơ lý và điều kiện sử dụng bulong.

2, Phân loại theo hình thức bảo vệ chống ăn mòn:

  • Bulongng đen, mộc: bu long sản xuất từ vật liệu thép cacbon
  • Bulong nhuộm đen
  • Bulong mạ kẽm điện phân, bu lông mạ kẽm nhúng nóng, bu long mạ màu cầu vồng
  • Bulong INOX (INOX 201, INOX 304, INOX 316, INOX 316L…)

3, Phân loại theo phương pháp chế tạo và độ chính xác gia công

  • Bulong thô
  • Bulong nửa tinh
  • Bulong tinh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

.
.
.